Độc đáo xe hoa của các làng hoa trên đường phố Đà Lạt
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.‘Lỡ hẹn với ngày xanh’ tập 42: Giang không chấp nhận mình là con nuôi
Không phải vì mấy câu thơ ấy của Tế Hanh mà người ta nảy ra sáng kiến làm đường sắt cao tốc, nhưng mấy câu thơ ấy bộc lộ một khía cạnh tình cảm của người Quảng Ngãi: rất dễ mủi lòng, dễ thương thân:
Đấu trí!
Chúng tôi gặp "thần đèn" Nguyễn Văn Cư trong một ngày cuối năm. Vẻ mệt mỏi hiện rõ trên khuôn mặt ông, thân hình vốn đã nhỏ bé càng gầy nhom hơn nữa. Hỏi ra mới biết, "thần đèn" đang phải chạy đua với thời gian để thực hiện một ca di dời biệt thự tại Bình Dương với yêu cầu cực kỳ khó khăn. Theo lời kể lại của ông Nguyễn Văn Cư, cách đây hơn một tháng, ông nhận được cuộc điện thoại của một khách nữ, mời ông đến khảo sát công trình biệt thự tại Bình Dương để thực hiện di dời. Đến nơi, quả thực ông nhận thấy tòa biệt thự rất khủng, kết cấu 1 trệt 2 lầu, diện tích sàn 600 m2, trọng lượng ước tính nặng 3.000 tấn. Chủ nhà mua lại tòa biệt thự này và muốn di chuyển công trình tiến lên phía trước để thay đổi công năng và diện tích sử dụng. Cụ thể, trong lúc dịch chuyển phải ép cọc làm 16 móng mới. Ngoài ra, lúc dịch chuyển tòa nhà tiến về phía trước 7 m phải điều chỉnh xoay hướng theo yêu cầu của chủ đầu tư. Vốn đã thực hiện rất nhiều công trình di dời, nâng cao, thậm chí có những công trình to nặng hơn rất nhiều, ông Nguyễn Văn Cư hoàn toàn tự tin vào khả năng của mình. Tuy nhiên, đối với tòa biệt thự ở Bình Dương, ông Cư phải cân nhắc khá lâu bởi vì chủ đầu tư gấp rút muốn đưa công trình vào sử dụng ngay nên yêu cầu hoàn thành việc di dời chỉ trong vòng 30 ngày. "Với những công trình lớn như thế này, việc di dời phải mất khoảng 2 - 3 tháng, hơn nữa thời điểm mà chủ đầu tư yêu cầu đã khá cận tết, việc tuyển dụng công nhân lành nghề rất khó. Tuy nhiên, họ chấp nhận trả giá cao hơn nên tôi chuẩn bị phương án làm ngày đêm, chia 2 - 3 ca và làm cả cuối tuần để cho kịp tiến độ", ông Nguyễn Văn Cư chia sẻ. Với quyết tâm cao như thế, "thần đèn" túc trực ngày đêm để đôn đốc, chỉ đạo công nhân thực hiện đúng kỹ thuật và đảm bảo tiến độ. Đúng 22 giờ đêm qua 19.1, "thần đèn" Nguyễn Văn Cư đã hoàn thành công việc dịch chuyển toà nhà đến vị trí mới, vừa đúng tiến độ 30 ngày theo cam kết với chủ đầu tư.
Sáng 1.2, sau khi kiểm tra hiện trường, tặng quà, lì xì chúc tết và động viên các kỹ sư, công nhân đang làm việc trên công trường sân bay Long Thành, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với chủ đầu tư, Bộ GT-VT, UBND tỉnh Đồng Nai cùng các đơn vị liên quan về tiến độ của dự án.Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan trong triển khai dự án; đồng thời biểu dương khí thế làm việc của gần 4.000 cán bộ, công nhân ở lại công trường trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Thủ tướng nhấn mạnh, sân bay Long Thành là dự án quan trọng quốc gia; dự án sân bay lớn nhất của nước ta, có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh sân bay Tân Sơn Nhất đã quá tải với hàng nghìn chuyến bay mỗi ngày. Việc hoàn thành sân bay Long Thành cũng thiết thực chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV và các ngày lễ lớn trong năm 2025.Thủ tướng nêu rõ: "Mục tiêu không có gì thay đổi so với chỉ đạo trước đây, đó là cơ bản hoàn thành sân bay Long Thành vào cuối năm 2025". Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, đơn vị và ACV (chủ đầu tư) khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp ngày 25.1 và theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; rà soát, xây dựng lại đường găng tiến độ theo mục tiêu để triển khai công việc. Theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình đầu tư xây dựng dự án, kịp thời xử lý vướng mắc, phát sinh theo thẩm quyền, báo cáo những vấn đề cấp bách, vượt thẩm quyền.Thủ tướng yêu cầu ACV và các cơ quan liên quan tăng cường máy móc, nhân lực, thi công, lắp đặt thiết bị với 3 ca 4 kíp, xuyên lễ, xuyên tết, xuyên ngày nghỉ, "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", "vượt nắng, thắng mưa, không thua bão gió"; tăng cường nhà thầu phụ, huy động cả lực lượng công an, quân đội, công đoàn… với các việc có thể làm được như dọn dẹp vệ sinh, hoàn nguyên môi trường. Nghiên cứu phương án bố trí mặt bằng thi công hợp lý, đồng thời triển khai các hạng mục công trình, không để chồng chéo, cản trở tiến độ trên công trường.Đối với việc thiếu hụt nguyên vật liệu, Thủ tướng yêu cầu trong tuần tới, Đồng Nai họp với các bộ, ngành, chủ đầu tư và nhà thầu để giải quyết dứt điểm các vướng mắc. "Tinh thần là cung cấp trực tiếp cho các nhà thầu, không qua trung gian; phải thu hồi các mỏ hết thời hạn khai thác hoặc làm không đúng quy định, lợi dụng tình hình găm hàng, trục lợi, đội giá; xử lý nghiêm các trường hợp để răn đe. Bộ Công an phải vào cuộc để làm việc này", Thủ tướng nhấn mạnh.Thủ tướng giao Phó thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp nhận và xử lý các khó khăn, vướng mắc của các bộ ngành, địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu… đối với dự án sân bay Long Thành. Hằng tháng cần triệu tập cuộc họp để đôn đốc, chỉ đạo, giải quyết các vấn đề phát sinh.
Cháy trung tâm mua sắm ở Ba Lan, nơi hàng trăm người Việt buôn bán: Nhiều người bật khóc 'mất hết rồi'
"Điều mà tôi nhận được từ khu vườn nhà lại ngoài sức mong đợi. Mỗi lúc cuộc sống quá bận rộn và mệt mỏi, chỉ cần trở về nhà với vườn rau xanh mướt, ngắm nhìn những cây rau tốt tươi, hoa nở rực rỡ, bản thân tôi và khách cũng như được tiếp thêm năng lượng", Ngân chia sẻ.